Lời khuyên cho những người bệnh hội chứng ruột kích thích
Như chúng ta vẫn biết, Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một bệnh lành tính, nhưng mãn tính ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và xã hội, gây nên nhiều hệ lụy về kinh tế. Hiện nay, phương pháp điều trị chính vẫn là kiểm soát triệu chứng, hạn chế tình trạng tái phát. Vì thế, ngoài việc sử dụng thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe để kiểm soát triệu chứng thì điều quan trọng nhất vẫn là có một phương pháp sống khoa học, chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những điều Nên làm và Không nên làm khi người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích.
1. Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
- Chọn thực phẩm sạch an toàn, không chứa hóa chất, chất bảo quản.
- Tăng cường bổ sung thêm nhiều chất xơ rau xanh, củ quả, trái cây như khoai tây, bí đỏ, cà rốt, chuối, đu đủ,…Chất xơ có tác dụng là làm mềm phân, cải thiện triệu chứng táo bón ở người bị đại tràng co thắt.
- Theo nhiều khuyến cáo của các chuyên gia nên bổ sung khoảng 21-38g chất xơ mỗi ngày.
- Cân bằng chế độ ăn dinh dưỡng, ưu tiên nạp những thực phẩm có nhiều carbohydrate ví dụ như lúa, gạo, ngô, bánh mì, ngũ cốc nguyên cám,…
- Nên duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, ăn đủ bữa, có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hệ tiêu hóa hấp thu dễ dàng hơn.
- Khi ăn nên ăn chậm nhai kỹ, việc này sẽ làm giảm tải sự co giãn đột ngột ở hệ tiêu hóa, từ đó làm giảm các tình trạng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi.
2. Hội chứng ruột kích thích nên kiêng gì?
- Thực phẩm tái sống như tiết canh, gỏi cá,…
- Hạn chế các loại trái cây có đường cao vì dễ gây táo bón, tiêu chảy, đầy hơi như trái cây hộp, trái cây đóng gói,…
- Thức ăn có nhiều dầu mỡ như đồ rán đồ xào, đồ ăn nhanh, thức ăn có chứa nhiều chất béo động vật khiến cho ruột co thắt nhiều hơn.
- Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt,…
- Đồ muối chua cay, đồ ăn cay nóng, trái cây chua,…
- Thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn quá no vào buổi tối.
3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Tránh làm việc quá sức, lo âu, căng thẳng thần kinh trong trạng thái dài ngày.
- Luôn vui vẻ, giữ tinh thần lạc quan về tình trạng bệnh.
- Thường xuyên luyện tập thể thao như đi bộ chậm, tập yoga, đạp xe đạp,…
- Giữ thói quen sinh hoạt nghỉ ngơi đúng giờ, ngủ đủ giấc, chất lượng giấc ngủ được đảm bảo.
- Luyện tập thói quen đi ngoài ngày một lần vào buổi sáng hoặc vào một thời điểm thích hợp, nên xoa bụng trước khi đi ngoài.
4. Kết hợp thêm nhiều biện pháp hỗ trợ
- Ngoài việc duy trì một lối sống khoa học, chế độ ăn lành mạnh người bệnh nên đi khám định kỳ 6 tháng/lần.Để khi có dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích phát hiện và điều trị kịp thời.
- Bổ sung thêm lợi khuẩn, đặc biệt là lợi khuẩn Lactobacillus plantarum DSM 9843 có thể hoạt động tốt ở đường tiêu hóa. Với tính ổn định và đề kháng cao, có thể vượt qua được hàng rào axit ở dạ dày. Lp DSM 9843 khi đưa vào có thể hoạt động tốt trong đường ruột, ức chế hại khuẩn phát triển.
- Hiện nay, trên thị trường chế phẩm sinh học có chứa lợi khuẩn Lp DSM 9843 đã có mặt tại Việt Nam được phân phối bởi công ty BioVagen dưới tên thương mại là BioGastro•IBS.
- Trong men vi sinh BioGastro•IBS mỗi viên nang có chứa 10 tỷ tế bào lợi khuẩn sống, khi vào đường ruột sẽ giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, cảm giác đi không hết chỉ sau một tuần sử dụng ở người mắc hội chứng ruột kích thích.
Mọi thông tin liên hệ quý khách hàng theo thông tin bên dưới :
Hotline : 032.701.9559
Website : www.biogastroibs.com.
Facebook : https://www.facebook.com/biogastroibs.