Triệu chứng & Chuẩn đoán

  1. Tiêu chuẩn phân loại

Dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán ROME IV, Hội chứng ruột kích thích (IBS) được chia thành 3 nhóm bệnh nhân:

(1) IBS với triệu chứng táo bón là chủ yếu (IBS-C);

(2) IBS với triệu chứng tiêu chảy là chủ yếu (IBS-D);

(3) IBS hỗn hợp với cả 2 triệu chứng tiêu chảy và táo bón (IBS-M).

Tùy thuộc vào từng loại IBS mà cách biểu hiện của mỗi bệnh nhân có thể khác nhau theo thời gian. Dựa trên các báo cáo ca lâm sàng thì chủ yếu có các triệu chứng như:

  • Có thể liên quan đến bữa ăn 
  • Có thể giảm sau khi đại tiện nhưng không hết hẳn
  • Đau thường xuyên, lan tỏa
  • Đau nặng hơn, thường xuyên hơn ở IBS – C so với IBS – D

Hội chứng ruột kích thích

2. Triệu chứng Hội chứng ruột kích thích

Các triệu chứng phổ biến nhất của Hội chứng ruột kích thích là đau, chướng bụng và đại tiện bất thường (tiêu chảy, táo bón). 80% người mắc Hội chứng ruột kích thích bị đau bụng. Cơn đau bụng trong Hội chứng ruột kích thích có thể được cảm nhận ở bất cứ vị trí nào của bụng, nhưng thường là ở vùng bụng dưới. Cơn đau có thể trở nên trầm trọng hơn ngay sau khi ăn, và thuyên giảm đôi chút sau khi đi tiêu nhưng không hết hẳn. Triệu chứng đau bụng không phải lúc nào cũng có thể dự đoán được và có thể thay đổi theo thời gian.

Một triệu chứng phổ biến khác là chướng bụng. Người mắc Hội chứng ruột kích thích có thể sẽ gặp tình trạng bụng phình to dần trong ngày, thấy rõ vào cuối ngày khi mặc đồ rộng. Triệu chứng có thể giảm khi nằm hoặc nghỉ ngơi qua đêm. Chướng bụng thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ, đặc biệt vào tuần trước kỳ kinh.

35% bệnh nhân hội chứng ruột kích thích mắc táo bón, 40% mắc tiêu chảy, phần còn lại mắc hỗn hợp cả hai hoặc không phân loại. Việc xác định các loại Hội chứng ruột kích thích khác nhau này rất quan trọng vì các phương pháp điều trị thường hoạt động khá khác nhau tùy thuộc vào tiêu chảy hay táo bón là triệu chứng chính. 

Một số triệu chứng phổ biến khác là đầy hơi, cảm giác đi tiêu không hết và xuất hiện chất nhầy trong phân. Đôi khi các tình trạng khác cũng có thể xảy ra, chẳng hạn như cảm thấy mệt mỏi, nôn, buồn nôn và mất ngủ

3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích

    – Bước 1: Loại trừ các dấu hiệu cảnh báo

Đây là các dấu hiệu cho thấy triệu chứng của bạn có thể không phải do Hội chứng ruột kích thích gây nên, bao gồm:

  • Bệnh nhân > 50 tuổi
  • Máu trong phân 
  • Giảm cân không chủ đích
  • Mất cảm giác thèm ăn 
  • Thiếu máu
  • Sốt
  • BN thường dùng kháng sinh 
  • Tiêu chảy khiến bạn tỉnh ngủ 
  • Lịch sử gia đình bị ung thư đại tràng, viêm ruột

    – Bước 2: Xem xét triệu chứng:
    Tiến hành xem xét triệu chứng, kết hợp với tiêu chuẩn ROME IV.
  • Các triệu chứng chung của IBS bao gồm: đau bụng, đầy hơi, nôn, chướng bụng, đi ngoài không hết. Ngoài ra, có thể kết hợp với các yếu tố nguy cơ gây IBS như chế độ dinh dưỡng thất thường, gặp nhiều stress, tiền sử nhiễm khuẩn tiêu hóa,…
  • Tiêu chuẩn ROME IV: Đau bụng tái diễn ít nhất 1 ngày trong tuần kéo dài trong 3 tháng gần đây, kèm theo ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
  • Liên quan đến đại tiện 
  • Kết hợp với thay đổi số lần đại tiện 
  • Kết hợp với thay đổi hình dạng phân (phân lỏng, phân nước, phân rắn)

  – Bước 3: đưa ra kết luận

Mọi thông tin liên hệ quý khách hàng theo thông tin bên dưới : 

Hotline    : 032.701.9559

Website    : www.biogastroibs.com.

Facebook : https://www.facebook.com/biogastroibs.