Kiểm soát Hội chứng ruột kích thích (IBS)

1.5. Kiểm soát IBS
IBS là một hội chứng khó kiểm soát khi còn nhiều vướng mắc trong chẩn đoán xác định đồng thời khó kiểm soát các yếu tố gây tác động. Thứ tự các bước để kiểm soát IBS như sau:
Kiểm soát Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Bước 1 (đối với nhân viên y tế): Trao đổi, giải thích rõ ràng với bệnh nhân BN IBS thường có nhiều tác động tâm lý tiêu cực như lo lắng, cảm giác phiền toái, xấu hổ, buồn chán, đôi khi suy nghĩ tiêu cực….Liên quan đến triệu chứng, thăm khám, thuốc men, chi phí…Do vậy, cần tư vấn giải thích kỹ càng cho người bệnh, tạo sự an tâm tin tưởng sẽ giúp người bệnh lạc quan, tuân thủ hướng dẫn điều trị, góp phần cải thiện 1 số triệu chứng của IBS.
Bước 2: Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, thư giãn & sử dụng probiotic.
Thay đổi lối sống: Việc thay đổi lối sống có thể cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Các biện pháp được khuyến cáo bao gồm tập thể dục, giảm căng thẳng và chú ý nhiều hơn đến giấc ngủ.
Chế độ dinh dưỡng: Nhìn chung, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau khi mắc hội chứng ruột kích thích
   – Về chế độ ăn: 

  • Ăn vào các thời điểm cố định trong ngày 
  • Tránh ăn đêm 
  • Ba bữa chính kèm 1 – 2 bữa ăn nhẹ cách đều nhau 
  • Không ăn quá no
  • Tránh ăn vội vàng & thư giãn khi ăn 
  • Hạn chế ăn tại bàn làm việc và trước tivi
  • Giảm lượng khí nuốt vào/ăn: nhai kỹ, tránh kẹo cao su, đồ uống chứa CO2
    – Về chế độ uống: 
  • Uống đủ nước 
  • Mục tiêu: 1,5 – 3l/ngày 
  • Đặc biệt hiệu quả cho bệnh nhân IBS – C
  • Uống giữa các bữa ăn tránh quá no gây trầm trọng triệu chứng
  • Tránh tiêu thụ đồ uống chứa cồn và cà phê
    – Bổ sung chất xơ: 

Chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan đã được chứng minh là có lợi cho những người mắc IBS. Khi tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều chất xơ, bạn sẽ cần thời gian nhai nhiều hơn, qua đó não có thời gian ghi nhận cảm giác no, tránh phản ứng quá mức và làm chậm quá trình tiêu hóa, kéo dài cảm giác no. Bổ sung chất xơ đặc biệt hiệu quả ở bệnh nhân IBS dạng táo bón.

Bạn có thể bổ sung chất xơ qua đồ ăn hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, khi bổ sung quá nhanh/ nhiều chất xơ có thể làm trầm trọng IBS do lên men quá nhanh, gây đầy hơi và chướng bụng. Bạn nên sử dụng với lượng vừa phải kết hợp quan sát triệu chứng, khởi đầu thấp và tăng chậm. Lượng chất xơ bổ sung theo khuyến cáo như sau:

  • Khởi đầu ít (3-4 g/ngày) rồi tăng từ từ chất xơ nếu không thấy triệu trứng trầm trọng hơn.
  • Mục tiêu theo ngày: 20 – 35 g/1 bệnh nhân: ăn uống/TPCN
  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo: khi tiêu thụ quá nhiều trong một thời gian ngắn sẽ gây đau quặn bụng và tiêu chảy
  • Các đồ ăn chứa nhiều chất béo gồm: Phô mai chứa chất béo cao, thịt bò xay thông thường, xúc xích, thịt xong khỏi, đồ chiên rán, bánh ngọt, bánh quy, socola,…
  • Lựa chọn các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh: hạt cải, đạu nành, dầu olive, quả hạch
  • Chọn các chế phẩm ít chất béo: sữa chua ít béo, thịt nạc,…
  • Sử dụng các phương pháp nấu hạn chế dầu mỡ
    – Bổ sung men vi sinh (probiotic)

Một nghiên cứu tổng hợp kết quả của 43 thử nghiệm lâm sàng khác nhau đã đưa ra kết luận rằng men vi sinh có thể cải thiện triệu chứng IBS như đau bụng, đầy hơi và chướng bụng. Các sản phẩm probiotic chứa lợi khuẩn Lactobacills plantarum DSM 9843 đã được chứng minh là có lợi cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích, cụ thể:

  • Giảm rõ rệt triệu chứng sau 2 tuần sử dụng
  • Cải thiện tất cả triệu chứng ở 95% bệnh nhân
  • 98% người dùng đánh giá hiệu quả ở mức tốt và tuyệt vời

Bước 3: Tuân thủ chế độ ăn Low-FODMAP

Chế độ ăn low FODMAP là một chế độ ăn kiêng được thiết kế để giúp giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Các bữa ăn trong chế độ ăn low FODMAP tập trung vào việc giảm các loại đường tự nhiên và các chất dinh dưỡng khác nhau trong thực phẩm, được gọi là FODMAPs (Fermentable Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharides, and Polyols).

Các loại thực phẩm thường chứa FODMAPs bao gồm các loại rau củ, quả hạch, sữa và sản phẩm từ sữa, đậu và các sản phẩm từ đậu, một số loại ngũ cốc và các loại đường khác nhau. Trong chế độ ăn low FODMAP, các thực phẩm này sẽ được thay thế bằng các thực phẩm có ít FODMAP hoặc không FODMAP.

Chi tiết hơn về chế độ ăn Low-FODMAP: Chế độ Low Fodmap – Biogastro IBS

Bước 4: sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng

Nếu tất cả các biện pháp trên không cho thấy hiệu quả, bạn có thể tham khảo nhân viên y tế để được sử dụng thuốc.

Kiểm soát Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Một số thuốc được khuyến cáo theo triệu chứng là:

  • Đau bụng: sử dụng thuốc chống co thắt như otilonium, pinaverium, hyoscine, alverin, cimetropium, drostaverin, tinh dầu bạc hà
  • Táo bón: thuốc nhuận tràng như Linaclotide, Lubiprostone, Plecanatide
  • Tiêu chảy: Loperamid

Tuy nhiên, nên dùng thuốc như một biện pháp cuối cùng, vì thuốc mặc dù cải thiện triệu chứng nhưng có thể để lại một số tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, một số thuốc hiện nay chưa có mặt tại thị trường Việt Nam, như Eluxadoline, Linaclotide, Pinaverium, Cimetropium, Drostaverin, Lubiprostone, Plecanatide, Alosetron.

Mọi thông tin liên hệ quý khách hàng theo thông tin bên dưới : 

Hotline    : 032.701.9559

Website    : www.biogastroibs.com.

Facebook : https://www.facebook.com/biogastroibs.