Các nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn Low FODMAP có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS). Vậy chế độ ăn Low FODMAP là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Sự ra đời của chế độ ăn Low FODMAP
Chế độ ăn Low FODMAP (FODMAP thấp) đã được ra đời ở Úc vào năm 2010 khi một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Monash phát hiện ra rằng việc hạn chế thực phẩm chứa nhiều FODMAP có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu của Hội chứng ruột kích thích (IBS) như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy và táo bón.
FODMAP là từ viết tắt của Fermentable Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharides And Polyols. Đây là các carbohydrate chuỗi ngắn có thể gây sinh khí, chướng và đau bụng ở một số người bị hội chứng ruột kích thích (IBS).
Chế độ ăn low FODMAP có ba giai đoạn:
– Giai đoạn loại bỏ: Trong 2-6 tuần, người bệnh cần tránh các thực phẩm FODMAP cao như sữa, lúa mì, hành tây, tỏi, đậu, mận, mật ong và các loại rượu. Đánh giá kết quả, sau 2-6 tuần ghi lại kết quả đánh giá triệu chứng như sau:
+ Có sự cải thiện về triệu chứng
+ Không có sự cải thiện về triệu chứng hoặc cải thiện dưới mức tối ưu
– Giai đoạn giới thiệu lại: Sau khi các triệu chứng IBS giảm hoặc biến mất, người bệnh có thể thử ăn lại từng loại FODMAP một cách từ từ và theo dõi phản ứng của cơ thể. Mục tiêu là xác định những thực phẩm và lượng FODMAP mà người bệnh có thể dung nạp được.
– Giai đoạn cá nhân hóa: Sau khi biết được những thực phẩm và lượng FODMAP phù hợp với cơ thể, người bệnh có thể ăn uống linh hoạt hơn và chỉ cần tránh những thực phẩm kích hoạt các triệu chứng IBS.
Lưu ý
– Sau 2-3 ngày thì sẽ có giai đoạn rửa trôi (nghỉ ngơi) giữa các thử thách để đám bảo cho BN cảm thấy khỏe và đường ruột ổn định khi bắt đầu thử thách tiếp theo. Ở giai đoạn rửa trôi thì BN
sẽ áp dụng chế độ Low Fodmap.
– Ghi lại những TP đã tiêu thụ và sự phản ứng của triệu chứng qua nhật ký giấy hoặc phần nhật ký của Monash app
– Sau 6-8 tuần thì BN chuyển sang giai đoạn 3 Cá nhân hóa Fodmap.
Kết luận
❑ Người bị IBS áp dụng lân lượt 3 giai đoạn của chế độ ăn Low Fodmap để có thể xác định được TP cụ thể gây nên triệu chứng, giúp làm giảm triệu chứng và dễ dàng thiết lập chế độ ăn cho riêng mình về lâu dài
❑ BN cần tuân thủ điều trị với chế độ ăn Low Fodmap để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
❑ BN có thể áp dụng những phương pháp điều trị theo từng tình trang IBS ( tiêu chảy hoặc táo bón).